Du Lịch Sapa, Nằm phía Tây Bắc của tổ quốc, Sapa ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên, con người. Cùng du lịch Sapa để khám phá thêm nhiều điểm đặc sắc ấn tượng tại vùng đất xinh đẹp này nhé!
TỔNG QUAN DU LỊCH SAPA
Sapa trực thuộc tỉnh Lào Cai, là thị xã vùng cao thuộc huyện cùng tên nằm ở miền Tây Bắc – Việt Nam. Với phần lớn cư dân là người Kinh và người dân tộc thiểu số. Sapa từng được người Pháp đánh giá là trung tâm du lịch tiềm năng từ tận những năm 40 của thế kỷ trước. Ở Sapa vẫn còn lưu lại dấu ấn của giới thượng lưu nước Pháp ngày xưa. Ví dụ như tòa chánh sứ, dinh toàn quyền, hệ thống thủy điện và hơn 200 biệt thự cổ điển, khiến mọi ngõ ngách của phố núi này càng nên thơ. Du lịch Sapa bạn có thể phóng tấm mắt của mình để thỏa thích ngắm nhìn những đỉnh núi ngút ngàn và khung cảnh xinh đẹp thơ mộng nơi này.
Du lịch Sapa, bạn sẽ có cơ hội chinh phục đỉnh Fansipan nổi tiếng. Nơi của những chuyến đi bụi cùng những bản làng ẩn hiện trong sương đến khung cảnh thiên nhiên trăm họa nở rộ khiến du khách phải nao lòng khi nghĩ về.
THỜI ĐIỂM DU LỊCH SAPA
Sapa thuộc nhóm khí hậu cận nhiệt đới ẩm và ôn đới, nhiệt độ trung bình chỉ 15 độ C. Đây cũng là một trong những điểm đến hiếm hoi ở Việt Nam có đầy đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Bất kỳ thời điểm nào trong năm cũng là dịp lý tưởng để đi du lịch Sapa tự túc. Vì thảm thiên nhiên nơi đây thường xuyên khoe sắc rực rỡ, với hàng chục nghìn héc-ta rừng thông và vô số loài hoa hiếm.
Sapa có khí hậu mát mẻ nên phù hợp với những chuyến du lịch quanh năm. Bạn chỉ cần tránh mùa mưa bão từ tháng 6 đến đầu tháng 8. Còn muốn đi vào mùa Sapa rực sắc, bạn có thể đi từ tháng 2 đến tháng 5. Mùa hè từ tháng 6 đến tháng 8 là thời điểm khách du lịch đến Sa Pa để trốn nóng, ngắm những thửa ruộng bậc thang xanh mát.
Mùa thu kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11, lúc này Sapa quyến rũ trong màu vàng óng ả của lúa chín và trời dần trở lạnh. Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, nếu may mắn bạn có thể săn được tuyết băng giá trên những đỉnh núi.
DI CHUYỂN: PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN SAPA
DI CHUYỂN ĐẾN SAPA
Từ Hà Nội đi Sapa bằng tàu hỏa
Hiện tại chưa có đường bay thẳng từ Hà Nội đi Sapa nên du khách chỉ có thể đi thông qua đường bộ hoặc đường sắt. Nhưng đa phần du khách đều thích cảm giác ngồi tàu hỏa để di chuyển đến Sapa, vừa không kẹt xe vừa có thể thỏa thích ngắm khung cảnh mãn nhãn dọc đường đi.
*Một số hãng tàu hỏa từ Hà Nội đi Sapa:
Tàu đường sắt Việt Nam – sđt: 1900 636 212.
Tàu Pumpkin – sđt: 0906 809 095.
Thời gian đi khoảng 8 giờ 30 phút, chi phí dao động từ 550.000VNĐ đến 700.000VNĐ/vé/chiều tùy hạng ghế. Nếu chọn toa riêng thì mức giá vé có thể tăng lên gấp hai hoặc ba lần tùy theo nhu cầu của từng khách.
Từ Hà Nội đi Sapa bằng xe khách
Bạn có thể di chuyển từ Hà Nội đi Sapa bằng xe khách, đây cũng là phương tiện được nhiều người lựa chọn. iVIVU.com gợi ý một số nhà xe để bạn tham khảo:
- Xe khách Sapa Express – sđt: 024.668.21555:
+ Trụ sở: 70 Nguyễn Hữu Huân, Hà Nội.
+ Giá vé dao động: 400.000 – 500.000 đồng
- Xe khách Sao Việt:
– Địa chỉ khu vực Hà Nội:
+ Văn phòng Giải Phóng: 789 Giải Phóng, Hoàng Mai. Sđt: 1900 6746.
+ Văn phòng Trần Nhật Duật: 114 Trần Nhật Duật, Hoàn Kiếm. Sđt: 1900 6746.
+ Văn phòng Ngã 3 Kim Anh: Ngã 3 Kim Anh, Sóc Sơn. Sđt: 1900 6746.
+ Văn phòng Phạm Văn Đồng: 07 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy. Sđt: 1900 6746.
+ Văn phòng vé Mỹ Đình: Quầy vé 36 bến xe Mỹ Đình, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm. Sđt: 1900 6746.
– Địa chỉ khu vực Lào Cai:
+ Văn phòng Phố Mới: 333 Phố Mới, Lào Cai. Sđt: 1900 6746.
+ Văn phòng bến xe Trung Tâm: Ngã tư Bình Minh, Lào Cai. Sđt: 1900 6746.
+ Văn phòng Sapa: 571 Điện Biên Phủ, Sapa, Lào Cai. Sđt: 1900 6746.
Từ Hà Nội đi Sapa bằng ô tô
Nếu tự lái ô tô, bạn đi cao tốc Nội Bài – Lào Cai, tiếp đó rẽ sang đường 4D để lên Sapa. Đường dễ đi, nhưng bạn cần chú ý quan sát biển báo, chạy đúng tốc độ. Vào những dịp trời mưa lạnh, nhiều sương mù và đường trơn, bạn nên kiểm tra kỹ lốp xe, hệ thống phanh, đèn… trước khi khởi hành. Thời gian chạy xe khoảng 5 – 6 tiếng. Hãy khởi hành từ Hà Nội muộn nhất khoảng 12h30 trưa, để khi đến đèo lên Sapa, trời không quá tối.
HƯỚNG DẪN ĐI LẠI Ở SAPA
Di chuyển bằng xe máy
Bạn có thể lựa chọn xe máy làm phương tiện để ngao du khám phá Sapa, được hít hà bầu không khí trong lành mát lạnh được ngắm nhìn khung cảnh dọc đường theo từng địa điểm và cột mốc độ cao, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn một chuyến đi tuyệt vời hơn rất nhiều đấy nhé.
Di chuyển bằng taxi
Nếu bạn còn quang ngại về tay lái của mình thì taxi chính là phương tiện mà bạn có thể cân nhắc trong chuyến đi này đấy. Đặc biệt với những gia đình đông con hoặc có người lớn tuổi thì taxi chính là lựa chọn vô cùng lý tưởng rồi đấy nhé.
ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN TẠI SAPA
NÚI HÀM RỒNG
Núi Hàm Rồng thuộc dãy Hoàng Liên Sơn danh tiếng. Nơi đây gây tiếng vang bởi hệ sinh thái rừng phân bố đa dạng – từ rừng kín thường xanh, rừng thưa đến rừng kín thường xanh ẩm thay đổi tùy theo cao độ. Được mẹ thiên nhiên ưu ái là thế, chẳng quá bất ngờ khi nhiệt độ trung bình ở núi Hàm Rồng chỉ dao động tầm 18 độ. Với không khí trong trẻo, khiến nơi này nhanh chóng trở thành điểm hò hẹn lý tưởng dành cho người thích leo núi hoặc đi bộ trekking đường dài.
Từ trên đỉnh núi, bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn hầu hết các điểm du lịch nổi tiếng của thị trấn Sa Pa. Như thung lũng Mường Hoa, bản Tả Van, bản Cát Cát… Nơi đây thích hợp để tổ chức một buổi leo núi dã ngoại. Kết hợp ăn uống và mua sắm, ngắm cảnh vì trên đường lên núi có vô số hàng quán cùng với các vườn hoa đẹp.
NHÀ THỜ ĐÁ SAPA
Đây là công trình biểu tượng của phố núi được khởi công năm 1895. Nhà thờ được xây theo hình thập giá mang phong cách Gothic. Thể hiện ở mái nhà, tháp chuông, vòm cuốn… đều là hình chóp tạo nên nét bay bổng thanh thoát cho công trình.
Bên cạnh đó, do là một công trình được kiến thiết từ rất sớm. Cùng với mảnh đất và con người nơi đây, nhà thờ cũng trải qua nhiều biến cố của lịch sử và được trùng tu rất nhiều lần, thế nhưng nó vẫn còn giữ được nguyên vẹn như trước đây.
BẢN TẢ PHÌN
Cách thị trấn Sapa khoảng 15km về hướng Đông Bắc. Trái ngược với cuộc sống náo nhiệt ồn ào của thành phố, bản Tả Phìn khoác lên vẻ đẹp êm đềm dịu nhẹ. Nơi đây là địa điểm lý tưởng cho những ai muốn hòa mình với đất trời. Với vẻ đẹp hoang sơ và yên bình, Tả Phìn là địa phận cư trú chủ yếu của hai dân tộc với trang phục vô cùng sặc sỡ là Dao và H’Mông – tộc người phổ biến ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam. Đến với bản Tả Phìn, bạn sẽ choáng ngợp bởi nét đẹp hết sức hùng vĩ và tráng lệ nơi đây.
SÍN CHẢI
Bản Sín Chải là bản có diện tích lớn nhất tại Sapa. Nằm bên cạnh bản Cát Cát xinh đẹp và cách Sapa khoảng 5km. Bản là nơi sinh sống của khoảng 1600 người dân tộc H’Mông nên khi đặt chân đến đây bạn sẽ cảm nhận được văn hóa dân tộc H’Mông tác động một phần không nhỏ đến đời sống, kiến trúc cũng như nhiều yếu tố khác trong bản.
THUNG LŨNG MƯỜNG HOA – BÃI ĐÁ CỔ SAPA
Thung lũng Mường Hoa – bãi đá cổ Sapa cách trung tâm thị trấn khoảng 10km về phía Đông Nam. Tọa lạc tại xã Hầu Thào, Sapa. Nơi đây là một điểm du lịch nổi tiếng sở hữu vẻ đẹp lãng mạn với những con suối uốn lượn, những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn và bãi đá cổ lừng danh.
Nhờ sự ưu ái của thiên nhiên mà khí hậu tại thung lũng rất mát mẻ và trong lành. Mỗi tháng trong năm thung lũng lại mang một vẻ đẹp riêng. Vì vậy, du khách có thể ghé tới đây tham quan vào bất cứ thời gian nào trong năm.
Ruộng bậc thang có lẽ là “đặc sản” Sapa mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến với thung lũng. Nơi đây, sở hữu thửa ruộng bậc thang được đánh giá là đẹp nhất Việt Nam. Mỗi khi đến mùa lúa chín, sắc vàng như bao phủ lên khắp thung lũng, tạo nên vẻ đẹp nên thơ và bình yên.
BẢN CÁT CÁT
Đây là một bản làng người Mông yên bình. Còn bảo tồn nhiều phong tục và các nghề thủ công truyền thống như dệt vải, chạm bạc, chế tác trang sức…
Con đường đến bản khá đẹp, bạn sẽ đi qua những đoạn đường cua tay áo uốn lượn, hai bên là các thửa ruộng bậc thang lấp ló các mái nhà dân tộc. Đi qua cây cầu Si là tới trung tâm bản Cát Cát. Nơi hội tụ của ba dòng suối: suối Tiên Sa, suối Vàng và suối Bạc. Tham quan bản, ngoài tìm hiểu đời sống người Mông, bạn còn có cơ hội mua các sản phẩm thủ công làm quà, thưởng thức những sản vật địa phương.
LAO CHẢI – TẢ VAN
Cách trung tâm thị trấn Sapa tầm 7km đến 11km tùy cung đường, bản Lao Chải – Tả Van là hai bản lớn của huyện Sapa, Lào Cai. Đây là nơi cư trú của đông đảo của đồng bào dân tộc như: Mông, Dao Đỏ, Giáy…
Ấn tượng nhất ở đây ngoài đời sống dân tộc địa phương còn là những thửa ruộng bậc thang trải rộng khắp các sườn đồi núi. Cuối hè là thời điểm lúa chín nhuộm vàng cả một vùng sơn cước. Vì thế nếu bạn có nhiều thời gian hãy dành một ngày ở đây để trải nghiệm nếp sống bản địa.
ĐỈNH FANSIPAN
Fansipan (hay còn được biết tới với cách viết Phan-Xi-Păng và Phanxipang) là đỉnh núi cao nhất Việt Nam và cao nhất toàn khu vực Đông Dương. Nằm ở độ cao lên tới 3.143m và thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Fansipan (chỉ cách thị trấn Sapa chừng 9km về phía Tây Nam) từ lâu đã trở thành điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.
Không thể bỏ quên cảm giác chiến thắng khi chạm tay vào đỉnh Fansipan cao đến hơn 3.000m. Đứng ở vị thế cao nhất Việt Nam, bạn có thể trông thấy cả nhân gian ngay trước mắt. Có thể đây sẽ là một trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất cuộc đời mỗi người.
HỒ SÉO MÝ TỶ
Séo Mý Tỷ là vùng đất thuộc khu vực sinh sống của bản làng người Mông ở Sapa. Với nếp sống giữ nguyên từ truyền thống như mái nhà lợp ván gỗ pơ-mu, thửa ruộng bậc thang xung quanh. Đây là hồ nhân tạo cao nhất Đông Dương khi ở độ cao hơn 1.600m so với mực nước biển. Hồ nằm trong dãy Hoàng Liên quanh năm mây phủ và nằm ở giữa vườn quốc gia Hoàng Liên. Nước trong hồ là nước từ suối Séo Trung Hồ chảy về, tại đây có nhà máy thủy điện Séo Trung Hồ. Tới đây, bạn có thể xin phép những người đi đánh cá ngồi cùng thuyền, bè để ngắm cảnh hồ và tìm hiểu nghề nuôi cá hồi của người dân nơi đây.
ĐÈO Ô QUY HỒ
Ô Quy Hồ được mệnh danh là “vua của những cung đèo” với một bên là thung lũng sâu, một bên là vách núi cheo leo. Ô Quy Hồ kéo dài khoảng 50km nối liền hai tỉnh Lào Cai – Lai Châu.
Nằm ở độ cao hơn 2.000m so với mực nước biển. Khung cảnh đèo Ô Quy Hồ hiện ra hết sức ngoạn mục: một bên là vực sâu thăm thẳm, một bên là vách núi sừng sững, bao quanh bởi mây và sương mù bảng lảng. Và khi trời trong, cũng là lúc bức tranh thanh bình của thung lũng Mường Hoa được tỏ hiện rõ nét.
Đèo Ô Quy Hồ cùng với đèo Mã Pì Lèng, đèo Pha Đin và đèo Khau Phạ là tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc. Ngoài ra, đèo Ô Quy Hồ còn được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là đèo dài nhất Việt Nam.
THÁC BẠC – THÁC TÌNH YÊU
Nằm trên trục đường đèo Ô Quy Hồ, cách đỉnh đèo 3km. Thác Bạc và thác tình yêu cũng là điểm dừng chân không thể bỏ qua của nhiều bạn trẻ. Thác Bạc có bậc thang lên đỉnh thác nhưng càng lên sẽ càng lạnh và nước chảy mạnh, cần chú ý tránh trơn trượt. Thác tình yêu có đường đi bộ từ cổng vào thác 1,5 km, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh rừng núi hùng vĩ, không kém phần thơ mộng trên đường đi.
VIETTREKKING SAPA
Địa chỉ: 33 Hoàng Liên, thị trấn Sapa.
LÁ ĐỎ HOMESTAY & COFFEE
Địa chỉ: 31 đường Hoàng Liên, Sapa.
DU SOLEIL CAFÉ
Địa chỉ: Đỉnh Fansipan, Sapa, Lào Cai.
FANSIPAN TERRACE CAFE
Địa chỉ: 67 Fansipan, Sapa.
pa.
LỄ HỘI TẠI SAPA
ùng 8 Tết Âm lịch hằng năm.
Địa điểm: Xã Bản Hồ, Sapa, Lào Cai.
LỄ HỘI NÀO SỒNG
Lễ hội Nào Sồng được mệnh danh là lễ hội đặc trưng nhất của người Mông. Người dân sẽ chuẩn bị lễ vật là một đôi gà trống mái hoặc lợn cùng rượu dâng lên cho vị thần Thu Tỉ. Đây là vị thần thổ địa bảo vệ cho dân làng cũng như gia súc tránh khỏi thú dữ. Sau khi cúng xong, những cặp gà hay heo sẽ được đem đi mổ, lấy tiết bôi vào gốc cây nơi thần ngự. Rồi người dân làm cỗ vui vẻ ăn uống cùng nhau.
Bên cạnh đó, lễ hội Nào Sồng còn là dịp để các chủ gia đình ngồi lại, họp bàn về các vấn đề sản xuất, chăn nuôi. Đề ra những quy định chung khi sử dụng nguồn nước cũng như chăm bón mùa màng, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn hơn,…
Thời gian diễn ra lễ hội: Ngày Thìn tháng Giêng âm lịch. Vào ngày này, các già làng trưởng bản hội họp bàn công việc cho năm mới.
Địa điểm: Séo Mý Tỷ – Dền Thàng Tả Van.
LỄ HỘI QUÉT LÀNG CỦA NGƯỜI XÁ PHÓ
Người Xá Phó Sapa thường quan niệm rằng tháng 2 là tháng ma đói về làng để phá hoại dân. Do đó lễ hội quét làng của người Xá Phó được tổ chức với mong muốn cầu một năm mới được bình yên, hoa màu tươi tốt, chăn nuôi phát triển. Trước ngày tổ chức lễ hội, các chủ hộ trong làng họp nhau tại nhà người cao tuổi nhất làng để bàn cho công tác chuẩn bị.
Bắt đầu lễ hội, mỗi người trong bản sẽ mang theo 1 bát gạo, 1 con gà, rượu, hương đến bãi đất trống mổ để làm lễ cúng. Ai mang chó, dê hoặc lợn thì người dân trong làng sẽ trả công cho người đó 1 ngày. Tất cả thành niên, đàn ông trong làng mang lễ vật ra bãi đất trống đã định và cùng nhau mổ lợn, gà, dê, chó,… Thầy cúng cầm kiếm gỗ và 1 cành đào, mặt bôi nhọ rồi chia nhau ra làm lễ quét nhà cho cả làng. Đến nhà dân, thầy cúng sẽ rót 1 chén rượu rồi đặt vào bàn thờ gia tiên, múa kiếm gỗ xua đuổi tà ma.
Thời gian diễn ra lễ hội: Ngày Ngọ và ngày Mùi tháng 2 âm lịch hằng năm.
Địa điểm: Xã Nậm Sài, Sapa, Lào Cai.
LỄ HỘI KHÈN HOA VÀ MỞ CỔNG TRỜI FANSIPAN
Đây là một trong những lễ hội lấy cảm hứng từ nền văn hóa đầy màu sắc của đồng bào Tây Bắc mỗi dịp xuân về. Giữa không gian mênh mang mây núi, an yên tự tại của cõi thiền trên đỉnh thiêng, du khách sẽ được thỏa sức trải nghiệm và tận hưởng những gì tinh túy nhất của vùng cao dịp Tết đến. Đây cũng là dịp để Phật tử bốn phương chiêm bái cầu an, nhận về đức tin và tràn đầy hy vọng cho năm mới.
Giữa khu du lịch tràn ngập sắc màu ấy, du khách sẽ được giao lưu cùng văn hóa không gian Tây Bắc. Trở về tuổi thơ trong những ngày Tết cổ truyền hạnh phúc. Chợ phiên nhộn nhịp bày bán đầy đủ các mặt hàng trò chơi dân gian truyền thống của đồng bào vùng cao.
Thời gian diễn ra lễ hội: Kéo dài suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Địa điểm: Khu du lịch Sun World Fansipan Legend (Sapa, Lào Cai).
ẨM THỰC SAPA
THẮNG CỐ
Thắng cố là món canh được làm từ thịt bò, thịt trâu, nội tạng ngựa, xương hầm, rau cải sống cùng nhiều gia vị đặc biệt – tương tự như các loại lẩu lòng bò, lẩu lòng lợn ở miền Nam Việt Nam. Đây thực chất là món ngon truyền thống của người H’Mông, du nhập từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và có tuổi đời gần 200 năm. Thắng cố thường được nấu trong chảo lớn, màu sậm, béo ngậy. Có vị đắng thanh của nguyên liệu dịch lòng non ngựa – cực kỳ hợp với thời tiết lạnh giá ở Sapa.
Địa chỉ quán:
Thắng cố A Quỳnh – 15 Đường Thạch Sơn, Thị Xã Sapa, Huyện Sapa , Lào Cai
Nhà hàng Cầu Mây – 92 Ngũ Chỉ Sơn, TT. Sa Pa, Sa Pa, Lào Cai
THỊT TRÂU GÁC BẾP
Thịt trâu gác bếp là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng đất Sapa. Đây luôn được xem là món quà dành cho người thân và bạn bè sau mỗi chuyến Sapa trở về. Thịt trâu tươi sau khi tẩm ướp gia vị sẽ được xông bằng khói từ bếp củi cho đến khi lớp thịt bên ngoài khô hẳn và chuyển sang màu nâu đỏ sậm. Đây là đặc sản của đồng bào dân tộc Thái Đen. Sở hữu vị mặn mà và hương hăng hắc đặc trưng đến từ nhiều loại gia vị. Mặc dù khá kén người ăn, thịt trâu gác bếp Sapa lại rất được lòng giới mộ điệu ẩm thực bởi vị ngọt thịt đậm đà.
Cửa hàng Duy Chiện – 057, đường Thạch Sơn, Sapa, Lào Cai
THỊT LỢN CẮP NÁCH
Thịt lợn cắp nách được làm từ giống lợn nuôi thả rông của đồng bào dân tộc Mông. Vốn có kích thước khiêm tốn chỉ tầm 5kg đến 6kg mỗi con. Khi họp chợ phiên, người ta thường “cắp nách” lợn mang đi bán nên chúng luôn được biết đến với cái tên đầy ấn tượng này.
Do thường xuyên được chạy nhảy vận động, thịt lợn dai mềm, săn chắc với phần thịt – mỡ xen kẽ. Ngon nhất là khi được nướng trên than hồng đến khi lớp da chín vàng, giòn rụm. Được quay quần bên đống lửa, thưởng thức thịt lợn cắp nách và uống rượu táo mèo là thú vui đầy sảng khoái của người dân địa phương.
Địa chỉ quán:
Nhà hàng Anh Dũng – 12 Xuân Viên – Lào Cai , Lào Cai
Nhà hàng Đồng Tiền Sapa –29 Ngõ Cầu Mây, TT. Sa Pa, Sa Pa, Lào Ca